Phân bón phân giải chậm Release Fertilizer (CRF)
Posted by Nguyễn Đức Mạnh on Mar 4, 2015 in Blog | Comments Off on Phân bón phân giải chậm Release Fertilizer (CRF)
Phân bón phân giải chậm (Controlled Release Fertilizer) là sản phâm đang được sử dụng rất nhiều tại các nước phát triển (Anh, Pháp, Đức, Mĩ, Nhật) cũng như tại một số nước quanh ta (Malaysia, Indonesia và Thái Lan).
Phân bón phân giải chậm và việc sử dụng các khoáng chất một cách hiệu quả:
Bằng việc bọc quanh hạt phân bón một vách ngăn, việc phân giải của phân bón sẽ được kiểm soát. Nhờ có vách ngăn giữa phân bón và môi trường xung quanh, phân bón sẽ phân giải từ từ các khoáng chất từ bên trong ra môi trường bên ngoài giúp cho phân bón tồn tại lâu hơn trong môi trường.
Tính năng của phân bón phân giải chậm CRF:
Phân bón phân rải chậm eKote bao gồm có 2 phần: bao bọc bên ngoài là một lớp polymer (polyUrethane), phần bên trong là các khoáng chất dễ hòa tan (N-P-K và các nguyên tố vi khoáng Mn, Boron,…)
Sau khi bón phân phân giải chậm vào đất: nước thấm qua lớp bọc polymer đi vào bên trong hạt phân, các nguyên tố khoáng chất sẽ hòa tan vào nước ở bên trọng lớp bọc polymer.
Nước tiếp tục thẩm thấu qua lớp polymer đi vào bên trong hạt phân, trong thời gian đó các nguyên tố khoáng đã hòa tan sẽ khuếch tán qua lớp polymer đi ra môi trường xung quanh, các nguyên tố khoáng này là nguồn cung cấp cho cây trồng.
Quá trình phân giải của các phần tử khoáng hòa tan bên trong hạt phân tiếp tục cho đến khi các phần tử này khuếch tán hết ra ngoài môi trường xung quanh (% release = 100%), khi đó chỉ còn lớp bọc polymer và nước. Sau một thời gian (1-2 năm), lớp bọc này sẽ tự phân hủy hữu cơ và không ảnh hưởng đến môi trường và nguồn đất.
Phân bón CRF có thể có thời gian phân giải kéo dài 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 1 năm, 18 tháng tùy theo yêu cầu của cây trồng và thời vụ.
Lợi ích của Phân bón phân giải chậm (Controlled Release Fertilizer – CRF):
1. Tối ưu quá trình phát triển của cây trồng, góp phần tăng năng suất cây trồng – Các chất dinh dưỡng được cung cấp một cách chính xác theo từng loại cây và nhu cầu dinh dưỡng của cây ở từng giai đoạn phát triển, giúp cây trồng phát triển tối ưu nhất
2. Bón phân chỉ một lần mỗi mùa vụ
• Tiết kiệm chi phí lao động: công lao động cho việc bón phân và làm đất mỗi lần bón phân sẽ giảm
• Tiết kiệm chi phí bón phân: lượng phân bón sử dụng sẽ giảm (theo tính toán lượng phân bón sử dụng chỉ còn 40-60% so với thông thường)
• Giảm bớt sự tác động cơ học đến đất do việc sử dụng người hoặc máy móc mỗi lần bón thân, gây nén chặt đất
3. Tối thiểu lượng phân bón bị mất mát do sự xói mòn đất, sự bay hơi hay do sự kết dính chặt vào trong đất
• Sự sẵn sàng của các chất dinh dưỡng suốt vòng đời phát triển của cây trồng được bảo đảm, theo từng giai đoạn phát triển của cây, nhu cầu đạm-lân-kali ở từng thời điểm được cung cấp đúng lúc, đúng liều và đúng cách. Đồng thời giúp rễ cây phát triển tốt và sâu, góp phần tăng sức đề kháng của cây.
• Tối ưu hóa việc sử dụng phân bón, hạn chế sự hao phí phân bón
• Không yêu cầu phải bón thúc phân bón giữa vụ mùa – góp phần giảm số lần bón phân mỗi vụ mùa
• Có ưu thế rất cao khi đánh giá tác động về mặt sinh thái học, môi trường (không gây ô nhiễm mạch nước ngầm, không khí và không gây thoái hóa đất), đối với cây chiết hoặc ghép rất quan trọng vì việc bón quá nhiều phân sẽ đầu độc cây trong giai đoạn đầu phát triển của cây trồng.
4. Việc bón phân hoàn toàn không phụ thuộc vào việc tưới tiêu, quá trình phân giải của phân vẫn tiếp diễn ngay cả khi không cung cấp nước
• Không cần sử dụng các trang thiết bị phun và trộn phức tạp
• Trong mùa mưa không cần phải có kĩ thuật tưới tiêu đặc biệt, vì hat phân vẫn tồn tại trong cả môi trường ngập nước.
• Không xảy ra việc thất thoát của phân bón trong quá trình tưới tiêu để ngăn chặn việc tăng độ mặn trong đất
Tuy nhiên chi phí của loại phân này vẫn còn khá cao, và đòi hỏi người sử dụng phải có một ít kiến thức cơ bản về cách sử dụng loại phân này.
Nhưng khi tính toán về: giảm lượng phân sử dụng cũng như giảm chi phí lao động, việc sử dụng phân bón phân giải chậm CRF thật sự mang lại rất nhiều lợi thế vì tăng năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng và tổng chi phí sẽ giảm xuống./.